Giới thiệu

Nông nghiệp sạch - vnexpress



Hoàn Ngọc - từ cây thuốc dân gian đến cây dược liệu tầm cỡ thế giới của Tây Ninh

Với nhiều dược tính quý, nghiên cứu về giá trị của cây hoàn ngọc Việt Nam đã được công bố trên Tạp chí Y tế Thế giới của Đức Planta Medica giới thiệu đến 150 nước.

Cây Hoàn Ngọc (nhiều nơi còn gọi là cây xuân hoa, cây lá mặt khỉ, cây Nhật Nguyệt, Lay Gàm hay cây Nội Đồng) lần đầu được phát hiện tại rừng quốc gia Cúc Phương năm 1990. Từ đó, loại cây này được phát hiện ở nhiều nơi, thường được dân gian sử dụng lá để chữa những bệnh thường gặp như tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa, lở loét, mụn nhọt… Cây hoàn ngọc cao từ 1m – 3m, thân non mềm màu lục, thân già hóa gỗ, phiến lá xanh mề như mũi mác. Khi ngắt ra nhựa có chất nhầy, nhớt.

Khoảng năm 2001, các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế về Nông nghiệp Fuchu (Nhật Bản) đã phối hợp với trường đại học Cần Thơ nghiên cứu và tìm ra rằng cây hoàn ngọc có tác dụng chữa trị 25 loại bệnh như gan nhiễm mỡ, u xơ, huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng... Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thời điểm đó hầu như chưa được ứng dụng. Cây hoàn ngọc hầu hết vẫn được sử dụng như phương thuốc dân gian truyền miệng.

Chính qua câu chuyện truyền miệng ấy, bà Bảy Nga (Tây Ninh) đã tìm đến loại cây này lúc ba mình đang lâm vào trọng bệnh ung thư giai đoạn di căn. Từ 25 cây hoàn ngọc đầu tiên, bà Nga sắc nước cho ba uống. Bất ngờ thay, căn bệnh của ông thuyên giảm. Bà Nga bèn đem loại cây này giới thiệu, giúp nhiều người khác khỏi bệnh.

Nhận thấy giá trị tiềm ẩn của loại cây này, năm 2001, bà Bảy Nga quyết định xây dựng xưởng sản xuất trà từ cây hoàn ngọc. Với mong muốn làm rõ, lý giải được hết công năng của cây thuốc quý này, năm 2007, bà Nga đã thuyết phục thành công các nhà nghiên cứu tại viên Hóa học, thuộc viện KH&CN Việt Nam vào cuộc nghiên cứu không chỉ lá mà cả rễ của cây hoàn ngọc trồng tại Tây Ninh.

Năm 2011, các nhà nghiên cứu viện Hóa học đã công bố công dụng trong hỗ trợ ngăn ngừa, han chế sự phát triển của khối u ác tính và sự phát triển của virus HIV của cây hoàn ngọc. Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Y tế Thế giới của Đức Planta Medica giới thiệu đến 150 nước.

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện suốt 4 năm đã phân lập thành công 4 loại chất thành công từ loại rễ cây này có tác dụng ức chế khối u ung thư và ức chế sự phát triển của virus HIV.

Năm 2013, sáng chế đã được lựa chọn sản xuất thử nghiệm trong chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020. Cho ra đời 2 sản phẩm dạng viên nang tiện lợi từ các chiết xuất và tinh chế tốt nhất từ rễ cây Hoàn Ngọc, dự án đã được nghiệm thu và cho ra thị trường cuối năm 2016.

Đến nay, vùng cây nguyên liệu của Trà Hoàn Ngọc đã lên tới 50 ha, chủ yếu nằm tại tỉnh Tây Ninh, được trồng theo tiêu chuẩn dược liệu sạch. Cây hoàn ngọc ưa đất Tây Ninh nên tương đối dễ trồng, phát triển nhanh. Lá và rễ cây Hoàn Ngọc đủ chuẩn 7 năm tuổi mới được chế biến thành trà. 

Để có vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đặc biệt là vệ sinh ATTP, toàn bộ vùng trồng đều chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh, không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho đất mà còn thúc đấy hoạt động của vi sinh vật có ích, tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây trồng.

Theo bà Bảy Nga, để có được loại phân bón vi sinh hiệu quả, giúp cây hoàn ngọc giữ đủ chất lượng như nghiên cứu đã tìm ra, bà phải tới tận viện thổ nhưỡng nông hóa để tìm hiểu và nhờ hỗ trợ về chủng vi sinh vật phù hợp và liều lượng cụ thể để sử dụng cho cây hoàn ngọc.

Toàn bộ sản phẩm từ vùng nguyên liệu được theo dõi và thu hoạch vào thời điểm thích hợp các bộ phận của cây có hàm lượng hoạt chất cao nhất, trải qua các công đoạn chế biến theo công nghệ chiết xuất cô đặc tuần hoàn – quy trình được xây dựng từ dự án cấp nhà nước thuộc chương trình hóa dược Việt Nam và đạt tiêu chuẩn ISO 22.000: 2005 về sản xuất thực phẩm.

Với hàm lượng khoa học cao từ quy trình trồng, dây chuyền chế biến tới giá trị của sản phẩm, doanh nghiệp 7 Nga Tây Ninh đã nhận được giải nhất chất lượng toàn cầu do Liên minh Khoa học Công nghệ Lương thực Thực phẩm thế giới xét tặng năm 2014.

Đến nay, mỗi năm, công ty chế biến 3-5 tấn nguyên liệu trên mỗi hecta, cung cấp cho khắp 63 tỉnh thành trong nước và hướng ra thị trường thế giới.