Giới thiệu

Hai chế phẩm mới phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc



DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh cho biết, đang tiến hành xây dựng nhà máy chiết xuất, bào chế dược liệu từ cây hoàn ngọc, phát triển nguồn nguyên liệu theo đề tài cấp nhà nước vừa được phê duyệt. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ sản xuất hai chế phẩm dạng viên nang từ cây hoàn ngọc có công dụng hỗ trợ phòng chống khối u. Được biết, đây là nhà máy chiết xuất dược liệu đầu tiên của tỉnh Tây Ninh và là đề tài cấp nhà nước đầu tiên thuộc lĩnh vực y dược của tỉnh Tây Ninh.

Trước đó, ngày 28/6/2012, Cục thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước cho DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh. Giấy chứng nhận này là kết quả của quyết định số 0154/QĐ-BCT giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2011 thuộc “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020” cho DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh với tư cách là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.”.

Cây hoàn ngọc có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Raldk. thuộc họ Ôrô (Acanthaceae) là cây bản địa của Việt Nam. Trong dân gian, cây hoàn ngọc có nhiều tên gọi khác nhau như xuân hoa, con khỉ, nhật nguyệt, trạc mã, thần tượng linh. 

Cây hoàn ngọc đã được dược sĩ Phạm Khuê dựa theo kinh nghiệm dân gian để chữa vết thương cho nhiều bộ đội trong thời kỳ chống Mỹ. Theo dược sĩ Phạm Khuê, lá cây có tác dụng khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực; chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa; chấn thương, dùng như nước uống và thuốc đắp. Hoàn ngọc có thể chữa viêm loét đại tràng, trĩ nội; đau gan xơ cổ trướng, viêm đường tiết niệu; đau mắt đỏ, mắt trắng, đau không rõ nguyên nhân...

Năm 2005, TS Phan Minh Giang và cộng sự đã xác định cây hoàn ngọc có tác dụng chống oxi hóa, kháng khuẩn và kháng nấm.

Năm 2006, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp & Công nghệ Tokyo kết hợp với Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã công bố về tác dụng phòng chống bệnh của hoàn ngọc: huyết áp cao, tiêu chảy, đau dạ dày,  thiếu máu cơ tim, thần kinh xương, u do ung thư, bị thương chảy máu, táo bón, cúm, chảy máu, liệt cơ mặt, bệnh lị, táo bón, bệnh phụ khoa, bệnh trĩ, viêm mũi, viêm thận, viêm khớp, viêm họng,  viêm vú, viêm gan, viêm ruột kết...

Năm 2009, dịch chiết 80% etanol của lá hoàn ngọc khô đã được nghiên cứu sơ bộ về độc tính. Kết quả cho thấy dịch chiết này không thể hiện độc tính cấp và bán cấp trên chuột thực nghiệm ở các liều 1000 mg/kg chuột và 2000 mg/kg chuột qua đường uống và không thể hiện độc tính đối với các tế bào lành tính ở nồng độ 50 µg/mL.

Năm 2010, P. Padee và cộng sự ở trường Đại học Mahasarakham, Thái Lan đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao dịch chiết 80% etanol lá cây hoàn ngọc (P. palatiferum) trên chuột bị bệnh tiểu đường bình thường và chuột bị bệnh tiểu đường do streptozotocin. Kết quả cho thấy, dịch chiết đã có tác dụng hạ đường huyết trên chuột bị tiểu đường. Dịch chiết cũng có tác dụng ngăn chặn các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và tăng cường chức năng của gan và thận.

Năm 2011, nhóm nghiên cứu của P. Khonsung ở Đại học Chiềng Mai, Thái Lan đã cho biết dịch chiết nước của lá cây hoàn ngọc tươi có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim. Năm 2003, thành phần hóa học của cây hoàn ngọc đã được nhóm của PGS. TS Nguyễn Văn Hùng bước đầu nghiên cứu và thu được một số kết quả đáng chú ý. Từ  lá cây hoàn ngọc thu hái tại Hà Nội đã phân lập được các chất β- sitosterol, phytol, 3-O-(β-D-glucopyranosyl)-sitosterol, hỗn hợp stigmasterol và poriferasterol, 1-triacoltanol, glycerol 1-hexadecanoate, axit palmitic và axit salicylic.

Năm 2007, rễ cây hoàn ngọc thu hái tại vườn trồng của DNTN trà hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh cũng đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Từ rễ cây đã phân lập được một số hợp chất tritecpen có hoạt tính sinh học giá trị là lupeol, betulin và lupenone. Rễ cây cũng chứa một số tritecpen khác là epifriedelanol và axit pomolic với hàm lượng nhỏ. Ngoài ra, nó còn chứa một số chất thuộc các lớp chất khác như b-sitosterol, b-sitosterol glucoside... Hai thành phần chính của rễ cây cũng đã bước đầu được nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB. Betulin có hoạt tính trên cả ba dòng tế bào được thử MCF-7 (IC50 6,65 µg/ml), Hep-G2 (IC50 32 µg/ml) và KB (IC50 26 µg/ml), còn lupeol có tác dụng đối với dòng tế bào ung thư vú MFC-7 với IC50 là 18,29 µg/ml.

Tính đến năm 2009, đã có trên 50 công trình công bố về hoạt tính phòng chống và chữa bệnh của lupeol và betulin. Các kết quả này khẳng định khả năng sử dụng lupeol và betulin như thành phần chính cho chế phẩm, thực phẩm thuốc phòng chống khối u.

 

BOX

Trong nhiều năm qua, DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh (37 Nguyễn Trọng Cát, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh – Điện thoại: 0908.610 612) ngoài việc sản xuất và kinh doanh trà túi lọc Hoàn Ngọc, còn là một trong những đơn vị đầu tư nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh. Từ năm 2007 đến 2010, DN đã chủ động dành một khoản kinh phí để phối hợp cùng các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Khoa học công nghệ VN thực hiện một số đề tài nghiên cứu về cây hoàn ngọc. Theo đó, thử nghiệm lâm sàng trên động vật các hoạt chất chiết xuất từ cây hoàn ngọc đã ức chế được các khối u. Kết quả này là niềm hy vọng rất lớn đối với bệnh nhân không chỉ trong nước mà cả toàn thế giới,