Giới thiệu

Trà Hoàn Ngọc ``gu`` thưởng thức mới



Mấy hôm trước, có việc ghé nhà bác sĩ Nguyễn Xuân Mai (Nguyên phó viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng, Bộ Y tế) chúng tôi được mời dùng ly nước trà Hoàn ngọc ướp lạnh mát rượi. Vài hôm sau, sang nhà người bạn chơi, tôi cũng được thưởng thức loại trà này. Tôi thật sự rất ngạc nhiên và thắc mắc, phải chăng mọi người đang thay đổi "gu" thưởng thức trà, chuyển từ thói quen dùng trà xanh sang trà Hoàn ngọc?

 

Đem những thắc mắc này trao đổi với Lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội dược liệu TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi mới hiểu hơn rằng, người dân đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn. Nước uống hàng ngày bây giờ không chỉ đơn thuần là nước giải khát, mà còn phải có tính năng phòng chống bệnh tật và trà Hoàn ngọc là một loại nước uống "thông minh" hiện nay.

Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết, có lẽ chưa một cây thuốc nào lại mang nhiều tên như vậy. Có thể gọi nó là cây tú linh, con khỉ, hoàn ngọc, nhật nguyệt, trắc mã, thần dưỡng sinh, mộc thuỷ, xuân hoa, mặt quỷ, gần đây còn có tên là lan điền. Năm 1996, Tiến sĩ khoa học Trần Công Khánh (Trường Đại học dược Hà Nội) và đồng sự đã thống nhất đặt tên cho cây này là xuân hoa. Nhưng thường người dân vẫn gọi là cây hoàn ngọc.

Trong dân gian, rất nhiều người đã dùng cây thuốc này cho biết lá cây hoàn ngọc có tác dụng rất tốt đối với các bệnh như: rối loạn đường tiêu hoá, viêm đại tràng mãn tính, trĩ, cầm máu ngoài da, dạ dày, gan… Nhiều gia đình đã trồng 1 đến 2 cây hoàn ngọc như là một cây cảnh nhưng chủ yếu là để chữa bệnh. Lá hoàn ngọc nhớt, khó ăn, không thể ăn thường ngày. Chính vì vậy, trà Hoàn ngọc Bảy Nga Tây Ninh đang là một lựa chọn thích hợp, tiện lợi, an toàn, hiệu quả cho mọi gia đình, mọi đối tượng.

Còn với khoa học hiện đại thì từ năm 1996 đến nay cây này đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu: luận án tốt nghiệp dược sĩ đại học năm 1997, luận án thạc sĩ dược học năm 2000…. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trong Tạp chí dược học và Tạp chí dược liệu.

Theo các tài liệu thu thập được và qua thực tế chứng minh thì cây hoàn ngọc có rất nhiều tác dụng. Lá và rễ cây hoàn ngọc đã được cố Giáo sư Phạm Khuê và Giáo sư tiến sĩ thầy thuốc nhân dân Lê Thế Trung nghiên cứu cho kết quả rất tốt về khả năng phòng trị một số bệnh như: rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, kiết lị, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân, cầm máu, chấn thương; chữa đau dạ dày, loét hành tá tràng, chảy máu dạ dày, đường ruột, viêm loét đại tràng, trĩ nội, viêm thận cấp và mạn, suy thận, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt. Ngoài ra, còn bổ trợ điều trị các bệnh u ở phổi, u xơ tuyến tiền liệt, đau gan, xơ gan cổ trướng. Có thể làm giảm đau khi bị ung thư gan ở thời kỳ phát bệnh, điều chỉnh huyết áp, phục hồi sức khoẻ cho người ốm yếu, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, tạo thế cân bằng trạng thái cơ thể, tức là cân bằng âm dương. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Cây hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn Gram âm và Gram dương, kháng nấm mốc và nấm men. Kháng Escherichia coli – một vi khuẩn Gram âm ở đường tiêu hoá.

Năm 2007, theo đề xuất của DN trà Hoàn ngọc 7 Nga, nhóm các nhà khoa học thuộc Phòng Hóa Terpenes, Viện Hóa học, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành một số công trình nghiên cứu nhằm phân lập những chất có trong rễ và lá cây hoàn ngọc. Kết quả trên sự mong đợi, các nhà khoa học đã phát hiện, trong lá và rễ cây hoàn ngọc có nhiều hoạt chất sinh học giá trị: lupeol, lupenone, betulin, axit pomolic... Những hoạt chất này đã được các nhà khoa học trên thế giới dùng để sản xuất các dược phẩm có hoạt lực cao nhằm điều trị những bệnh viêm nhiễm thông thường đến các loại ung thư khác nhau và HIV-AIDS.

Với nhiều nghiên cứu về tính năng, tác dụng của cây hoàn ngọc đối với sức khỏe, năm 2011 nhà nước (Bộ Công thương) đầu tư 800 triệu để thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định thêm tính chính xác của đề tài khoa học trên. Năm 2012, đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu đánh giá cao về độ chính xác và tính an toàn. Sau đó, DNTN Trà Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh đã được Chính phủ chọn làm chủ nhiệm dự án quốc gia và phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm 2 sản phẩm dạng viên nang chiết tinh chất từ cây hoàn ngọc với tính năng phòng chống khối u. Dự kiến, nhà máy sẽ vận hành vào năm 2013. Đây là nhà máy chiết xuất dược liệu đầu tiên và là đề tài cấp nhà nước đầu tiên thuộc lĩnh vực y dược của tỉnh Tây Ninh. Tổng vốn đầu tư cho nhà máy dự kiến là hơn 20 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án là hơn 2,7 tỷ đồng.