Giới thiệu

Trà hoàn ngọc hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh



Báo Khoa học và đời sống ngày 19-2 có thông tin về Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh, Thành ủy, UBND TP Tây Ninh, Bộ Công thương làm việc với DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh - doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh chuyên nghiên cứu, sản xuất trà từ cây hoàn ngọc (HN), Ban biên tập nhận được nhiều phản hồi từ độc giả mong muốn báo thông tin kỹ hơn về sản phẩm này. Bên cạnh đó, bạn đọc còn gửi khá nhiều câu hỏi cần tư vấn về trà hoàn ngọc. Mời bạn đọc tham khảo thêm một số thông tin sau.

 

Theo dân gian, cây HN được dùng để chữa nhiều bệnh như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lỵ, táo bón, đau bụng; cầm máu, chấn thương chảy máu; đau dạ dày, loét hoành tá tràng, chảy máu dạ dày, ruột, viêm loét đại tràng, trĩ nội; viêm thận cấp và mãn, suy thận, đái máu, đái gắt, đái buốt, đái đặc; chữa u xơ ở phổi, u xơ tuyến tiền liệt; đau gan, xơ gan cổ trướng, giảm đau ung thư gan; điểu chỉnh huyết áp; phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu. Theo Đông y, cây HN có tác dụng như châm cứu, tức là làm khai thông huyệt đạo, lưu thông khí huyết, loại bỏ các loại bệnh tật tiềm ẩn nhờ cân bằng hài hòa âm dương trong cơ thể.

Theo y học hiện đại, cây HN là loại dược liệu, đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ từ lá, đến thân, rễ. Đến nay theo tổng kết các công trình khoa học, lá cây có thể hỗ trợ điều trị hơn 25 chứng bệnh về viêm nhiễm đường ruột, vết thương ngoài da, viêm nhiễm các bộ phận nội tạng do hoạt tính kháng viêm phổ rộng; bảo vệ tế bào gan; công trình khoa học do Thái Lan nghiên cứu còn cho thấy khả năng điều trị tiểu đường, huyết áp.

Ngoài ra, các nhà khoa học VN đã lấy mẫu từ trà vàng với thành phần lá và rễ 7 năm tuổi của DNTN Trà HN 7 Nga Tây Ninh và phân lập được một số hợp chất tritecpen có hoạt tính sinh học giá trị là lupeol, betulin và lupenone. Rễ cây cũng chứa một số tritecpen khác là epifriedelanol và axit pomolic. Những chất này đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại dược phẩm điều trị bệnh từ viêm nhiễm cho đến các khối u, các loại ung thư khác nhau và HIV-AIDS.

Theo các nhà khoa học, sản phẩm trà HN được sử dụng như một loại thức uống hằng ngày để phòng và chữa bệnh, đặc biệt là giải độc, diệt khuẩn, nấm gây bệnh trong đường tiêu hóa, hô hấp, nội tạng, máu, bảo vệ gan, thận, tim mạch, giúp ăn ngủ tốt; cải thiện chức năng do rối loạn bài tiết, bổ sung dinh dưỡng tự nhiên, tăng cường khả năng miễn dịch.

Trà HN làm bằng rễ, lá cây HN, xay nhuyễn dạng bột nguyên chất, tạo ra sản phẩm trà túi lọc hoàn hảo và đạt hiệu quả tối ưu. Trà HN được sản xuất với quy trình khép kín, an toàn từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến trong môi trường sạch - công nghệ tiên tiến. Đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

Trà HN đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về hoạt tính và độ an toàn.

Với nhiều nghiên cứu về tính năng, tác dụng của cây HN đối với sức khỏe, năm 2012, DNTN Trà HN 7 Nga Tây Ninh đã được Chính phủ phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm 2 sản phẩm dạng viên nang chiết tinh chất từ cây HN với tính năng hỗ trợ phòng chống khối u. Dự kiến, nhà máy sẽ vận hành trong thời gian tới. Đây là nhà máy chiết xuất dược liệu đầu tiên và là đề tài cấp Nhà nước đầu tiên của tỉnh Tây Ninh về lĩnh vực y dược.

Rất nhiều bạn đọc phân vân, nếu cây HN có tính năng tốt như vậy thì có thể dùng lá để nhai hoặc nấu uống được không và có thể kết hợp với thảo dược khác? Theo bà Bùi Kim Nga, giám đốc DN thì: Lá HN tính hàn, ăn nhiều làm lạnh tỳ, no hơi, sình bụng. Lá nhớt khó ăn, dùng trà có nhiều tiện lợi hơn, vì trong trà còn có rễ HN rất quí, nó có khả năng làm thông máu (hỗ trợ trị xơ vữa động mạch, lợi tim mạch, động mạch vành). Trà cho kết quả sớm hơn, hoạt chất trong rễ khuếch tán nhanh trong máu, phát huy hiệu quả nhanh chóng. Hơn thế nữa cùng bí quyết kết hợp điều chế, cân bằng âm dương, nên trong trà có số lá gấp bốn lần chế độ ăn tươi, mà cũng không gây khó chịu, lại thích hợp mọi trạng thái cơ thể: mạnh, yếu, hàn, nhiệt. Ngoài ra để đảm bảo dược tính, ngoài lá cây HN thu hoạch đúng vụ, chế biến nhiệt độ thích hợp, thì cần phải có rễ cây đủ chuẩn 7 năm tuổi.

Việc kết hợp cây HN với dược liệu khác để làm trà uống phòng trị bệnh là rất nguy hiểm, bởi điều này không có cơ sở, chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về việc phối hợp cây HN với dược liệu khác. Vì vậy người tiêu dùng đừng tự nấu lẩu.

Hiện nay cây HN đang được ứng dụng dưới hình thức trà túi lọc, sắp tới đây hai sản phẩm dạng viên nang với tên gọi TANU GOLD và TANU GREEN có tác dụng hỗ trợ phòng chống và điều trị khối u sẽ ra mắt người tiêu dùng. Theo bà Bùi Kim Nga, từ cây HN, DN sẽ nghiên cứu để phát triển thêm dạng trà hòa tan và sản phẩm làm đẹp.