Giới thiệu

Những mảnh ghép cuộc đời Kỳ 1



Lâu nay bạn đọc đã có dịp "làm quen" với sản phẩm trà hoàn ngọc qua chương trình Đồng hành của báo. Chương trình này viết về những "nhân chứng", những số phận kém may mắn đã thoát khỏi bệnh tật, thoát nghèo. Người đứng sau những kỳ tích này là bà Bùi Kim Nga, thường được gọi thân mật là chị Bảy.

 

Kỳ 1: "Làm từ thiện vì... di truyền"

 

Sinh ra ở cù lao Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, một vùng đất thanh bình và trù phú. Bà Bảy Nga tên thật là Nguyễn Thị Xem, Bùi Kim Nga là tên chồng, bà chính là em ruột của người đã tạo ra giống sầu riêng nổi tiếng “RI6”.

Là một phụ nữ thành đạt trên thương trường, nổi tiếng và thành công với sản phẩm mang thương hiệu trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh nhưng không bao giờ bà quên "nhiệm vụ" làm từ thiện. Sản xuất trà và làm từ thiện là hai việc quan trọng và song hành của bà. Đến mức bà cảm thấy như một lẽ đương nhiên, "đã ăn vào máu rồi, có lẽ do... di truyền" - bà cười chia sẻ.

“Tôi nhớ như in những việc ba tôi đã làm cho mọi người. Nhà không phải là khá giả gì, thậm chí là nghèo và đông con nhưng ai khó khăn, thiếu thốn, đói nghèo là ba tôi sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Nhiều khi trong nhà chỉ còn vài giạ lúa để dành nhưng khi có người cần ba tôi cũng đem cho. Có một lần thiên tai xảy ra ở miền Trung, người dân dạt vào địa phương tá túc, ba tôi đã "chỉ thị" cho vợ con nấu cơm cho mọi người ăn, rồi xúc lúa gạo phân phát. Hay có một con đường tắt nhỏ, trời mưa lầy lội, học sinh đi học ngang qua thường trượt chân té xuống ruộng, lấm lem mình mẩy, ba đã đầu tư tiền để sửa lại đường ... Không cần phải nhiều lời dạy bảo, chính những việc làm của ba đã là những bài học sâu sắc đáng giá về sự tương thân tương ái cho 8 anh chị em chúng tôi”.

Những bài học đầu đời về lòng từ thiện của cha đã ăn sâu vào tiềm thức của bà. Khi là sinh viên, bà bảy Nga đã tích cực tham gia những chương trình từ thiện. Bà kể: “Tôi thường xuyên dành tiền ăn sáng nhà cho để mua sách vở, mì tôm, quần áo...rồi theo đoàn từ thiện của các nghệ sĩ đến các trung tâm dưỡng lão, các trại trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật. Có một lần đến trại trẻ mồ côi tại một ngôi chùa đã để lại ấn tượng không bao giờ tôi quên. Khi đoàn từ thiện đến, các em ào ra mừng rỡ, trong đoàn hầu như ai cũng chọn những bé xinh xắn, dễ thương, sạch sẽ để ẵm bồng. Chỉ duy nhất có một bé bị bỏ rơi, ngơ ngác, không ai đoái hoài, ánh mắt bé nhìn tôi như van lơn. Vừa ẵm lên, bé đã ôm chặt lấy tôi như sợ bị bỏ lại. Từ biệt nơi đấy nhưng ánh mắt và hình ảnh tật nguyền của bé cứ ám ảnh tôi mãi. Đến nỗi hôm đấy về đến nhà tôi bỏ ăn nhảy lên giường khóc hù hụ, khóc cho đã như sẽ chẳng bao giờ được khóc nữa”.

Sau này lấy chồng sinh con và thành công trên thương trường, dù bận rộn và cũng có nhiều lúc gặp khó khăn, sóng gió, nhưng bà bảy Nga cảm thấy vui và toại nguyện: "Tôi hạnh phúc có người chồng và hai con luôn sát cánh, cùng tâm huyết với việc sản xuất và không ngừng phối hợp với các nhà khoa học để tạo ra nhiều sản phẩm tốt từ cây hoàn ngọc song song với việc chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh". Bà khoe, hai người con một gái, một trai đều đã trưởng thành, theo nghiệp cha mẹ. “Chúng tôi hướng con cái đến với từ thiện, dạy con chữ tâm chữ đức đặt lên làm đầu. Chúng tôi thường xuyên cho con cái tham gia các chương trình từ thiện. Một số chương trình chúng tôi đã thực hiện, giúp nhiều người bệnh phục hồi sức khỏe đã khích lệ tinh thần các con” – bà vui vẻ chia sẻ.

Những gì mình làm được và đúng thì hướng con cái thành nề nếp, thành thói quen. Đó là "phương pháp" mà bà bảy Nga đã thấm nhuần từ người cha mẫu mực.