Giới thiệu

Phòng, trị bệnh bằng hoàn ngọc: Nên dùng trà hay lá tươi?



LTS: Chương trình Đồng hành trên báo Khoa học & Đời sống thu hút sự quan tâm, phản hồi của nhiều bạn đọc. Thời gian gần đây, tòa soạn đã nhận một số câu hỏi của  bạn đọc muốn biết rõ hơn về sản phẩm trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh, cách sử dụng sao cho hiệu quả? Tính năng, tác dụng của loại trà này… Bà Bùi Kim Nga, chủ DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga TN – người “biến” cây hoàn ngọc (HN) hoang dại thành sản phẩm dạng trà túi lọc hiện đại, tiện lợi, sẽ giải đáp một số thắc mắc trên.

 

Dùng trà HN so với dùng lá tươi, cách nào tốt? Hiệu quả ra sao? Tác dụng phụ?(Nguyễn Ngọc Thúy – Đất Đỏ - Bà Rịa Vũng Tàu)

Lá HN tính hàn, ăn nhiều sẽ gây lạnh tỳ, no hơi, sình bụng. Lá nhớt nên khó ăn, dùng trà có nhiều tiện lợi hơn. Trong trà có rễ với nhiều hoạt chất quí, rễ có  khả năng làm thông máu (trị xơ vữa động mạch, lợi tim mạch, động mạch vành). Trà cho kết quả sớm hơn, vì hoạt chất trong rễ giúp khuếch tán nhanh trong máu. Hơn thế nữa cùng bí quyết kết hợp điều chế, cân bằng âm dương, nên trong trà có số lá gấp bốn lần chế độ ăn tươi, mà cũng không gây khó chịu, lại thích hợp mọi trạng thái cơ thể: mạnh, yếu, hàn, nhiệt.

Thông thường dùng trà trong 7 ngày đầu đã thấy hiện tượng giải độc rõ rệt: đi tiểu nhiều, đi cầu nhiều (không lỏng ), đổ mồ hôi nhiều hơn. Sau đó uống  tiếp sẽ điều hòa dần. Biểu hiện thấy rõ là khỏe khoắn tinh thần, tim đập nhẹ, ăn ngủ ngon hơn, da dẻ hồng hào. Bệnh sẽ giảm dần, kết quả tùy theo mức độ  hấp thu, thời gian nhiễm bệnh, loại  vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân dùng chung thức ăn nóng, nhiệt làm bón gắt thì hiệu quả chậm. Trà HN không có tác dụng phụ nào .

Cây HN có bao nhiêu loại? Loại nào đã được nghiên cứu để chữa trị bệnh? (Minh Trí – Vinh – Nghệ An)

Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại cây mà dân gian thường gọi HN là HN âm và HN dương.

Cây HN âm (dân gian gọi là HN, nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, dièng tòn pièng (Dao), nhần nhéng (Mường), tu lình. Là cây thuốc dân gian, TSKH. Trần Công Khánh đã xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), và đặt tên chính thức cho nó là xuân hoa.

Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu do TSKH. Trần Công Khánh chủ trì đã bắt đầu nghiên cứu cây xuân hoa từ thực vật, hóa học, đến các tác dụng sinh học.

Xuân hoa là một cây bụi, cao 1 - 3m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, thân già hoá gỗ màu nâu, nhiều cành mảnh. Lá mọc đối, cuống lá dài 1,5-2,5cm, phiến lá mềm, hình mũi mác... Hiện nay, cây xuân hoa được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc. 

Loại cây này đã được DNTN trà Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh nghiên cứu sản xuất thành dạng trà túi lọc với chiết xuất từ lá và rễ cây, có chứa chất Flavonoid rất quí (lợi cho tim mạch, động mạch vành...) là tác nhân chính làm tăng tuổi thọ, do có khả năng làm tan xơ vữa động mạch, cặn máu... Bên cạnh đó, còn có tác dụng  bảo vệ tối đa tế bào gan, phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan, giúp tăng cường bài tiết, loại bỏ chất độc (giải độc nhanh). Hỗ trợ trị rối loạn tiêu hoá, dạ dày, hành tá tràng, viêm thận cấp, các chứng bệnh phổi, u xơ tuyến tiền liệt, giảm đau khi bị ung thư gan... phòng và chữa bệnh rất hiệu quả, đặc  biệt những bệnh phổ biến hiện nay như: huyết áp, đường huyết cao, tiểu đường, các dạng bệnh do nhiễm độc, vi nấm, nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng...

Mẫu chiết xuất từ rễ cây HN 7 năm tuổi được trồng và chăm sóc tại DN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga TN phát hiện chứa nhiều chất quí như: Lupeol, Lupenone, Bentulin, axit Pomolic... có tác dụng: kháng viêm, chống oxi hoá, gây độc tế bào ung thư và cản trở quá trình xâm nhập, phát triển của vi rút HIV - AIDS, đặc biệt cơ chế chống nhờn thuốc. Hợp chất hoàn toàn mới có tác dụng tốt nhất trong rễ cây HN được các nhà khoa học đặt tên Palatilignan BNGATN (7 Nga Tây Ninh) và đã được đăng ký bảo hộ bản quyền và sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Ở Việt Nam, còn có một cây gọi là HN dương, hoặc nhớt tím, HN đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía), theo TSKH. Trần Công Khánh đây là cây bán tự mốc, tên khoa học là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô (Acanthaceae). Bán tự mốc chủ yếu được dùng trong dân gian, chưa được nghiên cứu.

Uống trà hoàn ngọc thế nào thì hiệu quả nhất? Uống lâu dài có độc hại  không? (Hoài Thu – Ba Đình – Hà Nội).

Để dùng cho hiệu quả nhất, tùy cơ thể và tùy từng loại bệnh sử dụng liều lượng cho phù hợp. Dùng phòng bệnh nên cho 2 – 4 túi lọc vào bình thủy nước sôi 2 lít, sau 1 giờ mới dùng. Người bị bệnh nên dùng đậm đặc hơn, người tiểu đường dùng 6 – 8 túi lọc/ngày, đối với bệnh nhân ung thư, HIV – AIDS dùng 8 – 10 túi/ ngày.

Chú ý không nên uống trà với thức ăn có tính hàn. Người có bệnh gan, suy thận, táo bón mới dùng có thể bị mẩn ngứa, người cơ địa hàn có thể bị đầy bụng. Đây chỉ là phản ứng thoáng qua của cơ thể, tiếp tục dùng trà sẽ hết các triệu chứng này.

Kết quả thí nghiệm trên chuột đã chứng minh HN hoàn toàn không độc hại. Cây thuốc có khả năng hiệu chỉnh cơ thể ổn định, có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, cơ thể tự động điều chỉnh, tự cân bằng âm dương.