Giới thiệu

Tôi không bị cưa chân nhờ cây Hoàn Ngọc



Đó là tâm sự của ông Phạm Văn Giới, 64 tuổi, ấp Lộc Hiệp, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, (điện thoại: 0984.461164) về tình trạng bàn chân bị hoại tử không rõ nguyên nhân của mình.

                                          

Bác sĩ nói phải…cưa chân thôi

Ông Giới kể: “Cách đây 13 năm, tôi còn nhớ như in vì lúc đó tôi cưới vợ cho con trai. Không hiểu sao tự dưng trên mu bàn chân trái cứ sưng to dần, và có mủ, tôi cứ nghĩ chắc là mụn nhọt gì đấy. Nhưng một thời gian cái chỗ sưng đấy nó cứ to dần, cương lên, sưng tấy, đỏ lòm. Tôi sợ quá nên gấp rút lên bệnh viện Bình Dân – TPHCM khám và chữa trị. Bác sĩ làm xét nghiệm, không bị tiểu đường, không bị té, bác sĩ chẩn đoán là tôi bị bệnh tan xương, chỉ định phải mổ và tháo khớp lên tận đầu gối

Đưa tôi vô mổ, khi tỉnh dậy tôi thấy chân vẫn còn, chưa bị tháo khớp. Bác sĩ nói không phải bị bệnh tan xương. Hú hồn hú vía! Nhưng cuối cùng bác sĩ cũng chả chẩn đoán ra bệnh gì. Vừa mừng mà vừa lo, mừng vì bước đầu không bị mất chân, lo vì không biết mình bị bệnh gì mà kỳ cục, đến bác sĩ cũng không tìm ra bệnh.

Bệnh cứ vậy, kéo dài đến 3 năm, tôi lên xuống bệnh viện rất nhiều lần. Bác sĩ nói cứ uống thuốc là hết, nhưng uống hoài mà có khỏi đâu. Có lúc tôi phải ở trọ thành phố trị bệnh cả tháng trời mà nào có ăn thua gì.

Thấy nản quá, cũng có thể là bất lực với bệnh của tôi, bác sĩ và người thân khuyên và động viên tôi nên cưa chân thôi, chứ tình hình này để lâu thì biến chứng không biết thế nào mà lường. Lúc đấy chân tôi ghê lắm, mủ nhiều, thịt đã bị hoại tử, bốc mùi hôi, lúc này không phân biệt được mủ và thịt nữa. Đau nhức, bực bội lắm, phải nhúc nhắc bằng nạng mấy năm trời, có chân mà như người cụt vậy.

Là lao động chính trong nhà (tôi là chủ lò gạch), bị bệnh, công việc bê trễ, tôi lo lắm, bây giờ mà cưa chân nữa thì không biết làm ăn như thế nào. Thực tình mà nói nếu không đủ khả năng chi phí điều trị thì tôi cưa chân lâu rồi, để lâu làm gì cho tốn kém. Mỗi đợt tôi đi bệnh viện tốn khoảng 20 triệu, lần ít nhất cũng 10 triệu, đó là chưa kể tiền ăn uống tiêu vặt. Tôi nghĩ còn nước còn tát, còn hy vọng chứ cưa chân tôi …rầu lắm.

May nhờ cây hoàn ngọc mà chân tôi còn

Chính vì còn hy vọng, nên tôi trốn viện luôn, không lên điều trị nữa mà tìm thầy thuốc nam, coi như cho mình cơ hội cuối cùng trước khi cưa chân. Do người này người kia mách, tôi đi hết thầy thuốc này đến thầy thuốc khác cả năm trời nhưng bệnh vẫn vậy, không khỏi. Tôi hoàn toàn thất vọng, sức khỏe và tinh thần suy sụp trầm trọng.

Đang lúc buồn chán thì bà Bảy Nga biết tôi bị bệnh nên tới thăm. Quê bà cách nhà tôi chừng 10 cây số, căn nhà gia đình tôi đang ở lúc trước là của vợ chồng bà Bảy Nga bán lại để về Tây Ninh. Bà bảy Nga tỉ mỉ hỏi bệnh tình của tôi và đã lẳng lặng trở về Tây Ninh đem xuống lá cây Hoàn ngọc. Bà cho tôi ăn lá sống và giã nát lá với muối đắp vào chân. Lúc đầu thì thấy bớt sưng, bớt đau nhưng chỗ vết thương vẫn loét, đỏ. Bà Bảy Nga tiếp tục vừa đắp lá, ăn sống và kèm theo với một vị thuốc khác để xông nơi vết thương. Sau khi xông, bà Bảy Nga dùng kéo, nhíp gắp hết những phần thịt bị hoại tử. Làm 3 lần liên tục thì tự dưng nơi miệng vết thương chất nhầy gì như mủ trào ra. Vết thương xẹp xuống, không còn sưng nữa, từ từ vết thương co lại và khô. Sau đó tôi vẫn tiếp tục đắp lá và ăn sống cho đến khi vết thương khỏi hoàn toàn, thời gian chữa trị chắc khoảng trong vòng nửa tháng.

Đến nay bàn chân tôi vẫn còn vết thẹo đen thui nhưng đã khỏi hoàn toàn, đi đứng bình thường. Tôi đã thoát cảnh đi cà nhắc, cà thọt rồi.

Khoảng nửa tháng trời bà Bảy Nga bỏ công ăn việc làm túc trực để chữa bệnh cho tôi. Thật tình tôi mang ơn bà bảy Nga và cây Hoàn ngọc lắm. Tôi khỏi bệnh và chân đi được như ngày hôm nay là do cây hoàn ngọc, nhờ nó mà tôi không phải cưa chân.

Tôi thấy, niềm tin và lòng kiên trì cũng là vị thuốc quan trọng trong hành trình trị bệnh. Nếu tôi không kiên trì và không có niềm tin thì bây giờ tôi chỉ còn một chân”.